Chi tiết sản phẩm
Mục lục
Hiện nay, tấm MFC được ứng dụng nhiều trong các vật dụng phục vụ cho đời sống con người, đặc biệt là đồ trang trí nội thất. Vậy bạn đã biết gì về loại vật liệu này? Mời bạn cùng tham khảo thông tin chi tiết về chúng qua bài viết sau nhé.
Quá trình sản xuất tấm MFC là gì?
Tấm MFC hay còn gọi là ván gỗ MFC (MFC là từ viết tắt của cụm từ Melamine Faced Chipboard), hoặc gỗ công nghiệp. Đúng như tên gọi, nó là một loại ván gỗ dăm có phủ thêm lớp nhựa Melamine.
Để sản xuất tấm MFC, người ta trồng các loại cây gỗ chuyên phục vụ cho mục đích này. Các cây gỗ có kích thước không quá to nên thời gian thu hoạch ngắn ngày. Điều này cho thấy, thực chất tấm MFC được sản xuất từ gỗ tự nhiên.
Sau đó, gỗ được bào lấy dăm, rồi kết hợp với lớp keo và ép nén để chúng kết dính với nhau, đồng thời tạo nên độ dày.
Sau khi hoàn thiện lớp bề mặt, tấm gỗ MFC được phủ thêm lớp nhựa PVC, hoặc sử dụng giấy in vân gỗ để sáng tạo các hoa văn tự nhiên. Cuối cùng, lớp bề mặt được tráng thêm một màng bảo vệ chống trầy, chống mối mọt, và chống ẩm mốc.
Phân loại tấm MFC
Có 2 cách phân loại tấm gỗ MFC.
Cách 1: Dựa vào đặc tính của gỗ nguyên liệu ban đầu
Theo cách này thì tấm MFC được phân thành 3 loại sau.
- Loại thông thường
Đây là loại có đa dạng chất liệu như MFC Oak (gỗ sồi), MFC Walnut (gỗ óc chó), MFC Mahogary (gỗ dái ngựa), MFC Ask (tần bì), MFC Cherry (xoan đào), MFC Beech (dẻ gai), MFC Maple (gỗ thích), MFC Nu đỏ, MFC Nu vàng, MFC Mun,… với khoảng 80 màu sắc, hoa văn khác nhau.
- Loại chống ẩm
Đây là loại thường được sử dụng ở các khu vực ngoài trời, hoặc nơi ẩm ướt. Nhờ nó có khả năng chống chịu được môi trường thường xuyên tiếp xúc với nước. MFC chống ẩm còn có tên gọi là MFC chống ẩm lõi xanh với 240 màu.
- Loại phối 2 màu
Hiện nay, để đáp ứng yêu cầu đa dạng của thị trường, tấm gỗ MFC kết hợp 2 màu sắc đã ra đời. Với công nghệ hiện đại, đường nối giữa 2 mảng gỗ không thể tìm thấy nên mang đến vẻ đẹp cá tính, hiện đại cho tấm MFC. Nhờ thế, tính thẩm mỹ của đồ nội thất cũng được tăng thêm bội phần.
Cách 2: Phân loại tấm MFC theo kích thước
Dựa vào cách phân loại này thì có 2 nhóm sau:
- Loại chuẩn
Đây là loại tấm gỗ MFC có độ dày, chiều dài theo tiêu chuẩn của Việt Nam, cụ thể là các kích thước phổ biến sau.
– Size nhỏ: 1220 x 2440 x (9-50)mm
– Size trung: 1530 x 2440 x (18/25/30)mm
– Size lớn: 1830 x 2440 x (12/18/25/30)mm
- Loại vượt khổ
Sự ra đời của tấm MFC vượt khổ giúp cho việc thực hiện các ý tưởng thiết kế sản phẩm có kích thước lớn trở nên dễ dàng hơn.
Loại vượt khổ có kích thước 1220 x 2745 x (18/25)mm
Ưu điểm của tấm MFC
Tấm gỗ MFC sở hữu các ưu điểm sau:
- Bề mặt gỗ không bị trầy xướt. Đặc biệt loại lõi xanh còn có khả năng chịu đựng được môi trường ẩm ướt.
- Giá mềm hơn so với gỗ MDF, hay Veneer.
- Tính đồng nhất của màu sắc cao.
- Đa dạng mẫu mã hoa văn, màu sắc.
- Rút ngắn thời gian thi công nhờ tiết kiệm công đoạn sơn phủ khi hoàn thiện.
- Lõi gỗ dăm nên ốc vít bám tốt.
Nhược điểm của tấm MFC
Tấm gỗ MFC tồn tại một số nhược điểm sau:
- Độ liền lạc chưa cao do sử dụng chỉ PVC để hoàn thiện các cạnh.
- Hầu hết chỉ PVC có bề rộng là 28mm nên tương đối hạn chế khi sử dụng làm vật liệu sản xuất một số đồ nội thất, ví dụ mặt bàn. Tuy nhiên, tình trạng này đã dần được cải thiện, nhờ một số màu mới sản xuất có chỉ dày 55mm.
Ứng dụng của tấm MFC
Tấm MFC được ứng dụng rộng rãi trong đời sống con người, nhất là lĩnh vực trang trí nội thất. Cụ thể, theo thống kê, trên 80% đồ gỗ công nghiệp sản xuất mỗi năm được làm từ tấm MFC vì giá rẻ, màu sắc phong phú.
Điển hình có thể kể đến một số đồ nội thất như vách ngăn vệ sinh, tủ bếp, cửa, tủ áo, giường ngủ, bàn, ghế,…
Lưu ý khi sử dụng các nội thất làm từ tấm MFC
Để đồ nội thất làm từ tấm gỗ MFC được bền và luôn đẹp, bạn lưu ý các điểm dưới đây trong quá trình sử dụng.
- Đồ nội thất sử dụng trong gia đình: Đối với các khu vực ẩm ướt hoặc ngoài trời như phòng vệ sinh, phòng tắm, ban công… bạn sử dụng tấm MFC lõi xanh. Còn các nơi khô thoáng khác thì sử dụng tấm gỗ MFC thông thường là được.
- Cách bảo quản:
– Thường xuyên làm sạch bề mặt đồ nội thất, lau sạch lớp bụi bẩn. Vì khi bụi bám càng nhiều thì làm độ ẩm tăng, khiến cho mối mọt dễ phát sinh, gây ảnh hưởng đến tuổi thọ của gỗ.
– Định kỳ đánh bóng đồ nội thất 2 – 3 lần/năm.
– Chỉ nên dùng các sản phẩm vệ sinh dành riêng cho làm sạch gỗ công nghiệp. Tuyệt đối không dùng các loại gây trầy xước bề mặt của nội thất.
– Tránh để đồ nội thất tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Bởi lâu ngày, tấm MFC sẽ nhanh hỏng, bong tróc các lớp gỗ bên trong.