Gỗ MDF Là Loại Gỗ Gì? Phân Biệt Gỗ MDF Thường & Chống Ẩm

24/05/2023

-

Tin Tức

Nếu như bạn là một người am hiểu nội thất và luôn tìm kiếm những thuật ngữ mới thì không thể không biết đến gỗ MDF. Vậy gỗ mdf là loại gỗ gì? Bài viết dưới đây Thiên An Hưng sẽ giúp bạn đọc đi khám phá những điều thú vị xoay quanh dòng sản phẩm này cũng như các quy trình sản xuất gỗ MDF hiện nay.

Gỗ MDF là loại gỗ gì?

MDF là tên viết tắt của từ tiếng anh Medium Density Fiberboard, thường được nhắc đến nhiều trong nội thất. Với chất liệu gỗ hiện đại, MDF luôn mang đến cho người dùng sự hài lòng tuyệt đối. Đây là một loại gỗ phổ biến, có thể được tìm thấy nhiều trong việc xây dựng và thiết kế nội thất nhà ở. Để biết chi tiết hơn về gỗ MDF là loại gỗ gì, hãy tham khảo ngay các nội dung dưới đây:

Gỗ MDF là gì?

Gỗ mdf là loại gỗ gì? Như chúng ta được biết gỗ MDF là một loại gỗ công nghiệp. Nó có thành phần cấu tạo từ các sợi gỗ nhỏ cùng với đó là chất kết dính và những phụ gia liên quan khác.

Ứng dụng gỗ MDF
Ứng dụng gỗ MDF

Gỗ MDF có thể chống mối mọt, chống mốc và chống trầy xước,.. do đó được sử dụng nhiều trong việc thiết kế và thi công nội thất. Hiện nay, gỗ MDF được chia thành hai loại chính: Gỗ MDF thường và  gỗ MDF chống ẩm.

Bên cạnh đó, gỗ MDF còn rất đa dạng về màu sắc, thu hút mọi ánh nhìn của người dùng ngay từ lần đầu nhìn vào. Đây là mẫu gỗ cao cấp, đặc biệt mang đến nhiều trải nghiệm tuyệt vời cho quý khách hàng.

Ván ép MDF là gì?

Ván ép MDF được nhận xét là một loại ván đặc biệt. Nó được tạo thành bởi quá trình ép gỗ. Tuỳ vào nhu cầu sử dụng của từng gia đình mà chúng ta sẽ lựa chọn các mẫu ván ép với độ dày và kích thước tương ứng. Mẫu ván ép MDF thường có đa dạng độ dày khác nhau, từ: 24, 25, 30, 32, 32.8 mm.

Ván ép MDF là gì?
Ván ép MDF là gì?

Trên thị trường hiện nay đang được bày bán nhiều dòng sản phẩm ván ép MDF nhằm giúp người dùng có thêm nhiều lựa chọn. Gỗ ép MDF có thể được chia ra thành 2 loại chính:

  • Ván MDF thường: Đây là sản phẩm được sử dụng nhiều và phổ biến trong mọi gia đình. Loại ván này thường được ứng dụng làm nội thất ở những nơi có độ ẩm tương đối, không ẩm ướt. Vì ván MDF thường khi gặp nước và độ ẩm thấp sẽ bị phồng lên.
  • Ván MDF chống ẩm: Với kết cấu chống ẩm, chịu nhiệt và chống mối mọt hiệu quả. Dòng ván gỗ này thường được sử dụng nhiều trong khí hậu nóng ẩm như ở Việt Nam. Ván MDF chống ẩm sẽ giúp cho nội thất luôn như mới, hạn chế được các tình trạng hư hỏng khi gặp phải thời tiết xấu, không thuận lợi.

Quy trình sản xuất gỗ MDF

Gỗ mdf là loại gỗ gì? Quy trình sản xuất nó như thế nào? Đối với dòng gỗ MDF, quy trình sản xuất thường sẽ có hai dạng cơ bản là sản xuất khô và sản xuất ướt. Mỗi một quy trình sản xuất đều sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Tuỳ vào từng mô hình sản xuất và kinh doanh, chủ đầu tư sẽ lựa chọn cho mình một quy trình sản xuất phù hợp nhất.

Quy trình sản xuất khô

Quy trình sản xuất khô thường được nhiều đơn vị ưu tiên lựa chọn. Khi gỗ được chở về nhà máy sẽ bị đem đi nghiền nhỏ. Lúc này, công nhân sẽ tiến hành trộn lẫn keo, phụ gia,… vào gỗ đã nghiền nhỏ. Khi hỗn hợp được trộn đều sẽ đem đi cán mỏng theo nhiều độ dày khác nhau tùy vào mục đích sử dụng.

Quy trình sản xuất khô
Quy trình sản xuất khô

Tiếp đến, gỗ sẽ được ép bằng máy: Gỗ sẽ được ép 2 lần, lần 1 là ép đơn lẻ và lần hai là ép cho hai bề mặt gỗ dính chặt vào nhau. Sau khi hoàn thiện quy trình, gỗ sẽ được chà nhám, loại bỏ đi phần thừa và phân loại để sử dụng.

Quy trình sản xuất ướt

Khác với quy trình sản xuất khô, quy trình sản xuất ướt sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Gỗ sẽ được làm ướt và đưa vào máy ép để dính chặt các lớp gỗ lại với nhau. Tiếp đến, đem gỗ đã ép mỏng đi sấy khô ở nhiệt độ cao. Cuối cùng khi tiến trình đã hoàn thiện, đơn vị sản xuất sẽ tiến hành phân loại và cắt bỏ đi các phần thừa có trong ván gỗ.

Quy trình sản xuất ướt
Quy trình sản xuất ướt

Phân loại gỗ MDF

Để hiểu hơn gỗ MDF là loại gỗ gì, bạn cần tìm hiểu cách phân biệt các loại gỗ MDF dựa trên quy trình sản xuất như sau:

  • Gỗ MDF thông thường: Đây là loại gỗ có giá thành tương đối rẻ, thường có màu trắng đặc biệt. Mẫu gỗ này thường được phủ bằng lớp sơn PU hoặc Melamine, Laminate,… để tăng thêm nét thẩm mỹ cho nội thất.
  • Gỗ MDF chống ẩm: Loại gỗ MDF chống ẩm có trang bị thêm lớp chống nước, chống mối mọt hiệu quả. Loại gỗ này thường được sử dụng nhiều để làm nội thất nhà bếp, nhà tắm,…
  • Gỗ MDF chống cháy: Gỗ MDF chống cháy được trang bị thêm một “lớp áo” làm giảm khả năng bắt lửa. Tuy nhiên, nếu mật độ cháy quá lớn hoặc gỗ phải chịu tác dụng nhiệt mạnh thì nó vẫn sẽ cháy như bao loại gỗ thông thường khác.
Phân loại gỗ MDF
Phân loại gỗ MDF

Đánh giá chất lượng gỗ MDF

Gỗ MDF là loại gỗ gì? Chúng có những ưu, nhược điểm nào? Cùng Thiên An Hưng tìm hiểu trong nội dung dưới đây.

Ưu điểm

Ván gỗ MDF được nhiều khách hàng tin chọn và yêu thích bới các tính năng nổi bật sau:

  • Gỗ MDF thích hợp trong môi trường khí hậu nóng ẩm.
  • Tuổi thọ của gỗ tương đối cao, không bị cong khi bị tác động nhẹ.
  • Bề mặt gỗ trơn, nhẵn bóng.
  • Gỗ được làm từ chất liệu tự nhiên nên rất an toàn khi sử dụng.
  • Gỗ MDF có thể phủ thêm các lớp Veneer, Melamine, Laminate, Acrylic,…nhằm tăng thêm sự độc đáo và nét đẹp riêng.
  • Số lượng mẫu gỗ MDF trên thị trường khá đa dạng về chủng loại, màu sắc, kích thước, độ dày,…
  • Giá thành của gỗ MDF tương đối rẻ và phù hợp với kinh tế của nhiều gia đình.
  • Chất lượng gỗ tốt, có thể chịu nhiệt, chống ẩm, mối mọt,…
  • Thời gian gia công gỗ nhanh chóng, ít thời gian và kinh phí sản xuất.
Ưu điểm của gỗ MDF
Ưu điểm của gỗ MDF

Hạn chế

Bên cạnh những điểm nổi bật ở trên, mẫu gỗ MDF cũng có những hạn chế riêng, như:

  • Tuy gỗ MDF có độ bền tốt và chịu nhiệt hiệu quả thế nhưng độ dẻo dai của nó lại không cao, kém hơn các dòng gỗ thông thường khác.
  • Do kết cấu mỏng, chất liệu gỗ MDF sẽ dễ thấm nước hơn các dòng gỗ khác.
  • Gỗ MDF thường không thể chạm khắc, thiết kế tỉ mỉ và cầu kỳ.
  • Nếu muốn gỗ thêm bền và chắc thì cần dán nhiều lớp lại với nhau.
  • So với thị trường gỗ nói chung, gỗ MDF thường dễ bị va đập và xảy ra biến dạng nhất.
Nhược điểm của gỗ MDF
Nhược điểm của gỗ MDF

Xem thêm >>> Thi Công Vách Gỗ MDF: Đơn Vị Phân Phối Cao Cấp, Chất Lượng

Lớp phủ bề mặt gỗ MDF

Sau khi đã nắm rõ định nghĩa gỗ MDF là loại gỗ gì, Thiên An Hưng sẽ giới thiệu tới quý khách hàng các loại lớp phủ bề mặt gỗ MDF chất lượng.

Phủ Melamine

Phủ Melamine lên bề mặt gỗ MDF sẽ giúp cho sản phẩm thêm cuốn hút và bắt mắt hơn. Bởi chất liệu Melamine đóng vai trò như lớp giả gỗ, mang đến sự mới lạ và tinh tế cho các món đồ nội thất trang trí.

Gỗ phủ Melamine
Gỗ phủ Melamine

Chất phủ Melamine thường được cấu tạo bởi 3 lớp chính:

  • Lớp trong cùng: Nhằm tăng thêm độ dày và độ cứng cho sản phẩm.
  • Lớp giữa: Góp phần tăng thêm nét thẩm mỹ cho nội thất.
  • Lớp ngoài cùng: Chống ẩm, chống xước và va đập hiệu quả.

Phủ Laminate

Gỗ MDF phủ Laminate có thể chịu nhiệt và chống nước hiệu quả. Bên cạnh đó, chất liệu Laminate còn có khả năng chịu được va đập tốt nên được ứng dụng nhiều trong việc sản xuất, thiết kế nội thất như: Kệ tủ, giường ngủ,….

Gỗ phủ Laminate
Gỗ phủ Laminate

Ngoài ra, lớp phủ Laminate còn có nhiều màu sắc đa dạng để người dùng có thể chọn lựa. Với màu sắc bắt mắt cùng hoa văn thu hút, đây sẽ là mẫu gỗ được yêu thích nhiều hiện nay.

Phủ Veneer

Gỗ MDF phủ Veneer cũng là một trong những cách cải tiến mới. Chất liệu Veneer có thể được kết hợp với các bề mặt gỗ khác nhau từ mỏng cho đến dày. Bên cạnh đó, sản phẩm còn mang đến tính thẩm mỹ và nét đẹp độc đáo cho ngôi nhà.

Gỗ phủ Veneer
Gỗ phủ Veneer

Phủ Acrylic

Chất liệu Acrylic là chất nhựa trong suốt, bóng mượt với đa dạng màu sắc nổi bật khác nhau. Chúng giúp cho đồ nội thất trang trí thêm sáng bóng và bắt mắt. Gỗ phủ Acrylic thường được ứng dụng làm tủ quần áo, kệ bếp, kệ tivi,…

Gỗ phủ Acrylic
Gỗ phủ Acrylic

Phủ sơn bệt

Phủ sơn bệt lên bề mặt gỗ MDF sẽ mang đến tính thẩm mỹ cao cho không gian. Bạn có thể tự do lựa chọn cho mình những màu sơn ưng ý và phù hợp với ngôi nhà. Nhờ vậy mà không gian phòng sẽ thêm ấn tượng, bắt mắt và thời thượng hơn.

Gỗ phủ sơn bệt
Gỗ phủ sơn bệt

Phân biệt gỗ MDF thường và MDF chống ẩm

Cả hai loại gỗ này đều được làm từ gỗ thân mềm và cứng. Chúng có độ bền tốt và có thể chịu được các áp lực lớn đến từ môi trường xung quanh. Bạn đã biết gỗ MDF là loại gỗ gì, vậy làm sao để phân biệt được chất lượng loại gỗ này?

  • Khác với gỗ MDF thường, gỗ MDF chống ẩm có sức chịu đựng tốt hơn. Nhiều gia đình thường sử dụng mẫu gỗ MDF chống ẩm trong thời tiết có khí hậu nóng, độ ẩm cao. Bởi gỗ MDF chống ẩm có thể chống mốc và mối mọt vượt trội hơn các dòng gỗ khác.
  • Gỗ MDF chống ẩm có độ đàn hồi tốt hơn gỗ MDF thường. Nên khi sử dụng nội thất được làm bằng gỗ MDF, sau một thời gian bạn có thể nhận thấy hiệu quả của chúng.
  • Khi nhiệt độ tăng cao đột ngột, gỗ MDF thường sẽ có dấu hiệu rạn nứt.
Phân biệt gỗ MDF thường và chống ẩm
Phân biệt gỗ MDF thường và chống ẩm

Xem thêm >>> Vách Gỗ Ốp Tường Phòng Khách Sang Trọng, Xu Hướng Mới 2023

Ứng dụng gỗ MDF trong thực tế

Nếu bạn đã biết rõ gỗ MDF là loại gỗ gì, hẳn bạn sẽ hiểu lý do tại sao loại vật liệu này được ứng dụng rộng rãi trong thiết kế nội thất như vậy. Sản phẩm có thể dùng làm tủ quần áo, kệ tủ gỗ, tủ bếp, giường ngủ,… Với mẫu mã đa dạng, chất gỗ bền đẹp, giá thành tương đối, sản phẩm đảm bảo mang đến cho người dùng những trải nghiệm tốt nhất.

Ứng dụng gỗ MDF
Ứng dụng gỗ MDF

Trên đây là một số các thông tin liên quan đến gỗ MDF là loại gỗ gìthienanhung.com muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng rằng qua những chia sẻ trên bạn đã thêm hiểu hơn về chất liệu gỗ này cũng như những ứng dụng của gỗ MDF đối với xây dựng nhà ở hiện nay. Hãy liên hệ ngay tới chúng tôi qua số Hotline 0899389399 để nhận tư vấn chi tiết hơn về dịch vụ thiết kế và thi công với giá cực ưu đãi nhé!

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận