Vách ngăn vệ sinh hiện nay là xu hướng được nhiều công trình lựa chọn, chú trọng bởi không chỉ là vật dụng ngăn cách giữa các phòng vệ sinh mà nó còn mang tính thẩm mỹ, tạo nên sự hoàn chỉnh cho công trình. Sau đây Thiên An Hưng sẽ hướng dẫn lắp đặt vách ngăn vệ sinh nhanh chóng – chuẩn kỹ thuật nhất, hãy cùng tìm hiểu nhé.
Dụng cụ cần chuẩn bị
Để các công đoạn lắp đặt vách ngăn vệ sinh được nhanh chóng và chính xác nhất, bạn cần phải chuẩn bị những dụng cụ chuyên dụng cho việc lắp đặt sau đây:
Máy mài tấm (nên chọn loại máy sử dụng công nghệ CNC, bởi các dòng máy này có tính thẩm mỹ cũng như độ chính xác rất cao).
Tua vít 4 cạnh, 2 cạnh
Búa nhựa
Búa kim loại
Máy cưa
Máy khoan không dây
Máy khoan điện
Máy khoan xoay đập
Thước dây
Kìm
Ống bọt nước
Quy trình hướng dẫn lắp đặt vách ngăn vệ sinh chuẩn chuyên gia
Quy trình lắp đặt vách ngăn vệ sinh rất quan trọng, nó sẽ quyết định đến tính thẩm mỹ cũng như độ chắc chắn của vách ngăn. Sau đây là các bước hướng dẫn lắp đặt vách ngăn vệ sinh chuẩn chuyên gia, cùng tham khảo nhé.
Bước 1: Khảo sát mặt bằng công trình và tiến hành lên bản vẽ
Đầu tiên trong quy trình hướng dẫn lắp đặt vách ngăn vệ sinh là khảo sát khu vực lắp đặt, đo đạc chiều rộng, chiều dài, chiều cao, kiểm tra cao độ của sàn nhà, kiểm tra đường ống nước, dây điện rồi đánh dấu khoan u tường hoặc lắp ke nhằm tránh việc khoan trúng đường ống nước, dây điện.
Tiến hành xây dựng bản vẽ dựa trên các số liệu đã khảo sát được. Chiều cao vách ngăn chuẩn quy định là 1970mm nếu chân cao 100mm, 2020mm nếu chân cao 150mm, rồi tính toán số lượng tấm vách ngăn và các phụ kiện kèm theo.
Bước 2: Chuẩn bị sẵn vật tư và các loại máy cắt, mài bo cạnh tấm
Bước thứ hai trong quy trình hướng dẫn lắp đặt vách ngăn vệ sinh là chuẩn bị vật tư.
Chuẩn bị đầy đủ vật liệu theo số lượng, kích thước như đã tính toán kèm theo các dụng cụ chuyên dụng như máy cắt, máy bào, máy mài.
Chọn những tấm vách ngăn thẳng, không vênh cong và cắt tấm bằng các loại máy cắt chuyên dụng. Sau khi cắt xong, dùng máy mài để mài phần mép tấm nhằm làm giảm độ sần và sắc khi tiếp xúc.
Bước 3: Tập kết vật liệu đến công trình thi công
Tiến hành vận chuyển, tập kết đến địa điểm công trình. Khi vận chuyển đến cần phân loại sẵn các loại khác nhau như ngăn buồng, bạo tường, bạo giữa và cánh. Việc phân loại giúp quá trình lắp đặt diễn ra nhanh chóng hơn.
Bước 4: Lắp đặt vách ngăn nhà vệ sinh hoàn thiện
Tiếp theo trong quy trình hướng dẫn lắp đặt vách ngăn vệ sinh là lắp đặt hoàn thiện.
Trước tiên, cắt một góc của tấm ngăn với kích thước là 15 x 15 mm, mục đích để công đoạn sập nhôm nóc không bị kích. Căn cứ theo bồn cầu chia đều khoảng cách giữa các phòng vệ sinh và chia cân khoảng cách giữa 2 tấm ngăn gần nhất với bồn cầu.
Lắp tấm ngăn buồng trước theo các dấu khoan trước đó sao cho vuông góc với tường. Rồi tiến hành lắp tấm ngăn bạo giữa sao cho cân đối giữa tấm bạo đầu và bạo cuối.
Lắp đặt tiếp hèm cửa vào cạnh của vách ngăn đối diện với cạnh lắp bản lề. Sau đó lắp bản lề và tấm cánh vào với cạnh của tấm nối rồi treo cánh cửa lên. Lưu ý đóng/mở dễ dàng, khít hèm, cân cánh, các khe hở đều nhau, không vênh và vuông góc mặt đất.
Định vị thanh day nhôm nóc, do thanh day có tác dụng cố định, không cho các điểm bị xê dịch, nên cần bắt chắc chắn và bắn vít từ thanh day nhôm xuyên xuống tấm vách.
Khoan và lắp đặt chân vách xuống sàn nhà: Sử dụng vít chốt chặn lắp chân vách vào tấm ngăn sao cho các điểm không xê dịch. Nếu chân vách cao 10cm thì cần bắt ke ở vị trí 20cm so với sàn nhà, bởi ke là phần trợ lực chính của vách ngăn.
Tiếp đến, lắp tay nắm và khoá trên cánh cửa. Nên lắp khóa và nắm tay cách sàn nhà 1m, nếu cửa mở vào phía trong thì lắp khóa vào bạo, mở ra phía ngoài thì lắp vào cánh.
Sau khi lắp đặt xong, chúng ta cần kiểm tra lại một lượt nữa để đảm bảo không còn thiếu sót bộ phận nào.
Bước 5: Kiểm tra và xử lý độ rơ của cánh
Đây là bước quan trọng trong quy trình hướng dẫn lắp đặt vách ngăn vệ sinh. Chúng ta nên kiểm tra tra và xử lý độ rơ của cánh cửa, thực hiện theo các cách sau:
Thực hiện đóng/mở cánh cửa để căn chỉnh độ hở hoặc khít của vách ngăn.
Điều chỉnh bản lề lại để mở, đóng cửa dễ dàng, theo ý muốn của mình.
Có thể lắp thêm gioăng cao su vào hèm cửa để chống tiếng ồn khi đóng/mở cánh cửa.
Bước 6: Hoàn thiện công trình và vệ sinh vách ngăn
Đây là bước cuối cùng trong quy trình hướng dẫn lắp đặt vách ngăn vệ sinh, bạn cần thực hiện chính xác các thao tác sau.
Tiến hành bơm silicon vào những đoạn nối như đoạn nối tấm vách ngăn với tường, đoạn nối tấm vách ngăn với nhau và đoạn nối tấm vách ngăn với phụ kiện nhôm.
Để tăng tính thẩm mỹ cho vách ngăn nên bôi dầu đánh bóng vào 4 mép cửa.
Hoàn thiện và lau chùi, vệ sinh vách ngăn và mặt bằng sạch sẽ.
Như vậy, các bạn thực hiện đầy đủ các bước hướng dẫn lắp đặt vách ngăn vệ sinh trên là có thể hoàn thành một công trình nhanh chóng, chuẩn kỹ thuật.
Tham khảo công trình đã thi công vách ngăn vệ sinh
Thiên An Hưng tự hào là đơn vị thiết kế và thi công vách ngăn vệ sinh uy tín tại Hà Nội với nhiều dự án đã và đang triển khai khắp khu vực miền Bắc. Sau nhiều năm phát triển trên thị trường, hiện Thiên An Hưng đang là một trong những thương hiệu uy tín và được quý khách tin tưởng nhất mỗi khi triển khai các dự án vách ngăn.
Sau đây là một số công trình vách ngăn vệ sinh mà Thiên An Hưng đã thi công, xin mời các bạn tham khảo:
Qua bài viết trên, Thiên An Hưng đã chia sẻ đến các bạn các bước hướng dẫn lắp đặt vách ngăn vệ sinh nhanh chóng, chuẩn kỹ thuật nhất. Hy vọng, với những thông tin hữu ích được chia sẻ có thể giúp các bạn tự lắp đặt được vách ngăn vệ sinh cho ngôi nhà của mình. Quý khách hàng có thể liên hệ tới chúng tôi qua số Hotline 0899389399 để nhận tư vấn và khảo sát miễn phí nhé!